Tiến bộ trong điều trị loãng xương
Cho tới nay, đã có nhiều tiến bộ trong điều trị loãng xương, các thuốc có tác dụng ức chếhuỷ xương hoặc kích thích tạo xương làm tăng khối lượng xương, cải thiện cấu trúc và độ chắccủa xương, giảm nguy cơ gẫy xương, đặc biệt là làm giảm nguy cơ tử vong (20% trường hợp gẫycổ xương đùi hoặc xẹp lún đốt sống có nguy cơ tử vong trong tròng 6 tháng đầu).Tuỳ theo từng cá thể,tình trạng loãng xương, mức độ gẫy xương mà có thể áp dụng nhữngthuốc điều trị khác nhau, điều quan trọng là sử dụng loại thuốc nào phù hợp với điều kiện sứckhoẻ, kinh tế và nhất là phải đảm bảo được bệnh nhân phải sử dụng thuốc lâu dài, không bỏthuốc. Vai trò của người thầy thuốc rất quan trọng, cần giải thích kỹ và làm cho bệnh nhân tintưởng điều trị.Chỉ định điều trị khi: có tiền sử gẫy xương do loãng xương hoặc những trường hợp đượcchẩn đoán loãng xương bằng phương pháp đo mật độ xương ( T Score < - 2,5) và kèm theo cóyếu tố nguy cơ loãng xương.Tuy nhiên, theo quan điểm của Mỹ:khi T Score < - 2 mà kèm theocó yếu tố nguy cơ thì có chỉ định điều trị. Các thuốc hay được sử dụng trên thế giới là: | |
1. Bisphosphonat Hiện tại, nhóm bisphosphonate vẫn được lựa chọn đầu tiên trong chỉ định điều trị loãng`xương. Cơ chế tác dụng: Ức chế hoạt động huỷ xương thông qua: ái lực hoá học mạnh với các tinh thể calci và liên kết ngẫu nhiên trên bề mặt của xương. Làm giãn đoạn các hoạt động của tế bào huỷ xương thông qua một số chất trung gian, ngoài ra,còn kích thích hoạt động của tạo cốt bào và đại thực bào. Các loại thường dùng: (1) Sử dụng qua đường uống: - Alendronate: 70 mg/ mỗi tuần - Risedronate: 35 mg/mỗi tuần - Ibandronate: 2,5 mg/mỗi ngày *lưu ý: Cần uống vào buổi sáng, trước ăn ít nhất 30 phút, uống với một cốc nước lọc đầy (khoảng 200 ml) và không được nằm ít nhất 30 phút sau uống. * Chống chỉ định: hạ calci máu, loét thực quản. (2) Sử dụng qua đường tĩnh mạch: - Pamidronate: 30 – 60 mg, kết hợp với huyết thanh ngọt 5%, truyền TM chậm trong vòng 2 – 4 giờ/ mỗi 3 tháng.Nếu do K di căn có thể truyền với liều 90 mg / một lần và 1 hoặc 3 tháng nhắc lại một lần - Zometa: 4 mg truyền TM kết hợp với HTN 5%, truyền trong vòng 15 phút.Chỉ định tốt cho những trường hợp loãng xương nặng, đặc biệt là trong những trường hợp Kahler, ung thư di căn xương. - Acid zoledronic (ACLACTA): Zoledronic acid một loại mới trong nhóm bisphosphonates đã được FDA cộng nhận và đã được sử dụng trên lâm sàng dưới dạng dịch truyền với liều 5 mg (chứa trong 100 ml dịch) mỗi năm một lần cho những bệnh nhân loãng xương do mãn kinh và do sử dụng GC, kết quả đã được nhiều nghiên cứu cho chứng minh là có kết quả tốt làm tăng mật độ xương, làm giảm nguy cơ gẫy xương và giảm nguy cơ tử vong. Dennis lack và CS. (N. Engl J Med, 2007, 356: 1809 - 1822).Đã NC trên 7736 phụ nữ loãng xương do mãn kinh từ 65 – 89 tuổi của 239 trung tâm tại 27 nước.Phương pháp mù kép có đối chứng, ngẫu nhiên.thực hiện trong 3 năm.Kết quả cho thấy thuốc có tác dụng làm tăng mật độ xương, làm giảm tỷ lệ xẹp lún đốt sống trên lâm sàng (71%) và giảm tỷ lệ gẫy cổ xương đùi (41%); Kenneth và CS (N. Engl. J. Med, 2007.357: 1799-1809): nghiên cứu 2127 đối tượng bị gẫy cổ xương đùi tuổi TB:74,5.Sau 90 ngày phẫu thuật,1065 được sử sụng Zoledronic Và 1062 sử dụng placebo.Thời gian theo dõi 1 năm 9 tháng.Kết quả cho thấy: Thuốc có tác dụng làm giảm nguy cơ tử vong 28% và giảm nguy cơ gẫy xương mới 35%; Tác dụng phụ: Sốt,đau cơ,hội chứng giả cúm, đau khớp, nhức đầu,thường xuất hiện trong 3 ngày đầu. * Một số tác dụng phụ khác: Hoại tử xương hàm ( rất hiếm), do đó khi bệnh nhân có bệnh lý răng miệng cần thận trọng khi chỉ định. * Lưu ý: Trước khi dùng Aclasta, cần được sử dụng calci và vitamin D một tuần. 2. Calcitonin: Calcitonin cá hồi tổng hợp là một polypeptide gồm 32 acid amine.Có những ưu điểm như : mạnh gấp 50 lần calcitonin người, thời gian tác dụng lâu hơn, không ảnh hưởng đến sự biến đổi của các yếu tố nội sinh. Cơ chế tác dụng: Ức chế hoạt động của huỷ cốt bào, kích thích hoạt động của tạo cốt bào.Ngoài tác dụng làm làm giảm huỷ xương, miacalcic có tác dụng giảm đau mạnh: Cơ chế tác dụng giảm đau của miacalcic: Giảm tổng hợp chất trung gian gây đau như prostaglandin; tăng nồng độ β Endophin gấp 15 - 30 lần; tác động trực tiếp lên trung tâm đau của hệ thần kinh TW; tác động lên chất dẫn truyền thần kinh của hệ thần kinh trung ương như: cathecolamin, serotonin. * Tác dụng phụ: Dị ứng (rất hiếm); Bừng mặt; Buồn nôn và nôn, nhưng sẽ hết sau một hai ngày điều trị. Dạng xịt hầu như không có tác dụng phụ, đôi khi gây viêm mũi. * Liều: 50 – 200 UI / ngày. Xịt mũi: 200 UI – 400 UI/ngày. 3. Tác nhân điều hoà thụ thể estrogen chọn lọc: Raloxifen (Evista) 60 mg/uống mỗi ngày: Là một chất tổng hợp có tác dụng giống estrogen nhưng chỉ tác động trực tiếp lên thụ thể Estrogen tại mô xương mà không tác đông lên thụ thể này tại mô vú, nội mạc tử cung do đó không gây tác dụng phụ giống estrogen tự nhiên như: nguy ung thư vú, nội mạc tử cung và còn có tác dụng lên chuyển hoá lipit, làm giảm cholesterol, LDL.Tuy nhiên, thuốc này không cải thiện được tình trạng sau mãn kinh ở một số bệnh nhân có biểu hiện rối loạn sau mãn kinh.Một số tác dụng phụ cần lưu ý là: chuột rút, bốc hoả , nguy cơ huyết khối sâu… 4. Hormon thay thế: thường có thể xem xét sử dụng trong những trường hợp phụ nữ mãn kinh sớm ( trước 45 tuổi) và những trường hợp có những biểu hiện rối loạn sau mãn kinh. Tác dụng: phòng mất xương, giảm nguy cơ gẫy xương. + Estrogen: 0,625 mg uống hàng ngày kết hợp với progesterone Tác dụng phụ: xuất huyết âm đạo, nguy cơ ung thư vú, nội mạc tử cung, huyết khối.Việc chỉ định thuốc này cần được tư vấn bởi các bác sĩ phụ khoa. + Tibolon(Livial):0,25μg/ngày.Là một steroid tổng hợp, thông qua các sản phẩm chuyển hoá của mình, livial tác động lên thụ thể oestrogen, progesterone, androgen trực tiếp hoặc gián tiếp tại các mô. *Tác dụng phụ: căng ngực , lên cân; cần lưu ý đối với người già:huyết khối sâu.Cần được kiểm tra estrogen máu, TSH, siêu âm mạch. 5. Các thuốc khác: - Vitamin K2: menatetrenone ( Glakay): viên 15 mg; 3 viên/ ngày chia 3 lần. Có tác dụng thúc đẩy tạo xương và ức chế huỷ xương. - Parathyroid hormone: teriparatid (Forteo) 20 microgram/tiêm dd/ngày.Có tác dụng kích thích hoạt động của tạo cốt bào,làm tăng số lượng bè xương và sự kết nối giữa các bè xương. • Chỉ định: bị loãng xương mà có nguy cơ gẫy xương và điều trị bằng các loại thuốc khác không kết quả.Không nên sử dụng quá 2 năm. • Tác dụng phụ: buồn ngủ, đau đầu. • Chống chỉ định: osteosarcoma, ung thư, tăng calci máu - Strontium ranelate ( protelos): làm giảm huỷ xương, kích thích tạo xương - RANKL ( Receptor Activator of Nuclear factor- kappa B Ligand): do các huỷ cốt bào sản sinh ra, có tác dụng làm giảm chu chuyển xương. - Hormon tăng trưởng: Có tác dụng làm tăng đồng hoá xương và cơ - Isoflavon: Cũng được chứng minh làm tăng mật độ xương. 6. Điều trị ngoại khoa trong trường hợp gẫy xương: + Điều trị ngoại khoa đối với gẫy cổ xương đùi và các xương ngoại vi: giống như các trường hợp gẫy xương khác mà không phải do loãng xương. + Điều trị ngoại những trường hợp xẹp lún đốt sống do loãng xương: Để giảm đau có thể dùng phương pháp tạo hình đốt sống như tiêm chất cement polymetalmetacrylate vào thân đốt sống.Tuy nhiên, vấn đề theo dõi lâu dài về ảnh hưởng đến đốt sống bên cạnh như thế nào thì vẫn còn đang được tiếp tục nghiên cứu. 7. Các thuốc điều trị kết hợp: khi sử dụng các thuốc điều trị loãng xương, cần kết hợp calci và vitamin D, đặc biệt là khi dùng Aclasta, cần uống calci và vitamin D trước một tuần. *Tóm lại:vấn đề chỉ định và lựa chọn thuốc điều trị loãng xương phụ thuộc và: tuổi, tình trạng có gẫy xương hay không, tình trạng MĐX tại vị trí cột sống và cổ xương đùi, sự can thiệp không dùng thuốc bao gồm chế độ cung cấp calci, tập luyện, giảm thiểu những nguy cơ loãng xương. Tài liệu tham khảo: 1,Kanis JA ( 2002).Diagnosis of osteoporosis and assessment of fracture risk.Lancet 359:1929 – 1936. 2,17 th IOF – Advanced traing course on Osteoporosis in Lyon – February 2008.Organized The International Osteoporosis Foundation. 3,Dennis Black và CS. Once Yearly Zoledronic Acid for Treatment of Postmenopausal Osteoporosis. N.Engl J Med,2007, 356: 1809 - 1822. 4,Kenneth Lyles và CS.Zoledronic Acid and Clinical Fractures and mortality after Fracture.N.Engl.J.Med, 2007.357: 1799-1809 5, Czerwinski E, Badurski J.E, Marcinowska-Suchowierska E, Osieleniec J (2007). “Current understanding of osteoporosis according to the position of the World Health Organization (WHO) and International osteoporosis Foundation”. Ortop Traumatol Rehabil, 9 (4), pp.337-56. |
|
Trao đổi