Calcium và phòng chống loãng xương ở mọi lứa tuổi
Calcium và phòng chống loãng xương: tiếp cận vấn đề qua y học thực chứng
Nguyễn Văn Tuấn
Calcium là một trong những khoáng chất phổ biến nhất và thông dụng nhất trong cơ thể con người. Khoảng 99% calcium trong cơ thể có thể tìm thấy trong xương và răng. Calcium không chỉ đóng vai trò thiết yếu cho việc phát triển xương, mà còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ bắp, thông máu, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh, và giúp tiết chế một số kích thích tố (hormones).
Vai trò của calcium trong quá trình tiến hóa của con người trong suốt 35.000 năm qua đã được nghiên cứu từ lâu, xuất phát từ ý niệm “thực phẩm thời đồ Đá” (Paleolithic Diet). Theo các nghiên cứu nhân chủng học, vào thời đại đồ Đá con người sống bằng nghề săn bắn, hái lượm, và lượng calcium trong thực phẩm thời đó thường ở mức độ trên 2000 mg hàng ngày. Khoảng 12.000 năm về trước, con người có mật độ xương cao hơn thời nay khoảng 17%. Nhưng khi con người bắt đầu định cư, phát triển nông nghiệp, trồng cây, lượng calcium tiếp thụ giảm dần cho đến ngày nay. Theo nghiên cứu dịch tễhọc, hiện nay ngay cả tại các nước Âu Mĩ, lượng calcium tiếp thụ hàng ngày chỉ trên dưới 500 mg. Còn tại các nước như Thái Lan và Việt Nam, lương calcium tiếp thụ trung bình hàng ngày chỉ 300 mg. Theo các nhà nhân chủng học, đó chính là lí do tại sao nhiều người ngày nay mắc chứng loãng xương.
Loãng xương và gãy xương Loãng xương là một bệnh mà lực của xương bị suy yếu và cấu trúc của xương bịsuy đồi, dẫn đến tình trạng xương trở nên dòn, dễ bị gãy khi va chạm với một lực đối nghịch, như té chẳng hạn [1]. Các xương quan trọng thường bị gãy là xương cột sống (vertebrae), xương đùi (hip), cổ xương đùi (femoral neck) và xương tay. Gãy xương sườn và khung xương chậu (pelvis) cũng thường hay thấy trong các bệnh nhân có tuổi, và cũng có thể xem là hệ quả của loãng xương. Trong nhiều trường hợp, xương bị gãy nhưng không có biểu hiện gì bề ngoài, và người mắc phải bệnh không hề hay biết. Vì thế, loãng xương còn được gọi là một "căn bệnh âm thầm" (silent disease).
Một phần vì đặc tính "âm thầm" này, loãng xương do đó là một căn bệnh rất phổbiến trong cộng đồng, nhất là trong người già. Ở nước ta, một nghiên cứu dịch tễ học cho thấy khoảng 20% phụ nữ trên 60 tuổi có triệu chứng loãng xương [2]. Một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho gãy xương là mật độ xương trong người quá thấp [3]. Mật độ xương (bone mineral density hay BMD) là lượng chất khoáng tính bằng gram trên mỗi cm vuông (g/cm2) của một xương. Xương thường được quan tâm nhiều nhất là xương cột sống (lumbar spine) và đặc biệt là xương đùi. Mật độxương đùi tăng giảm tùy theo độ tuổi. Trong giai đoạn thiếu niên, mật độ xương tăng rất nhanh và đạt mức độ cao nhất vào độ tuổi từ 20 đến 30. Sau độ tuổi này, mật độ xương bắt đầu suy giảm dần dần. Ở phụ nữ vào độ tuổi 60 mật độ xương chỉ bằng 50% so với mật độ đỉnh vào tuổi “xuân thì”. Chính vì thế mà gãy xương thường hay xảy ra ở các phụnữ sau thời kì mãn kinh.
Đàn ông cũng bị gãy xương, nhưng nguy cơ gãy xương ở đàn ông không cao nhưphụ nữ. Theo các nghiên cứu dịch tễ học trong người da trắng, cứ 2 phụ nữ sống đến tuổi 85 thì có 1 phụ nữ bị gãy xương, và cứ 3 đàn ông sống cùng độ tuổi thì có 1 người sẽ bịgãy xương. Các tần suất này tương đương với tần suất mang bệnh tim và ung thư. Thật vậy, nguy cơ bị gãy xương đùi trong phụ nữ tương đương với nguy cơ bị ung thư vú.
Nhu cầu calcium trong từng độ tuổi Trong thời gian niên thiếu và trưởng thành, khung xương của cơ thể tăng trưởng nhanh chóng, và calcium rất cần trong giai đoạn này để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng của bộ xương. Cần nói thêm rằng mật độ xương đạt mức độ tối đa trong độ tuổi từ 20 đến 30, do đó tích tụ calcium trong giai đoạn này là một biện pháp phòng chống loãng xương về sau rất hữu hiệu [10]. Phụ nữ mang thai và trong thời kì tiết sữa (lactation) rất cần calcium. Trong thời kì mang thai, nhất là vào tháng thứ 6 trở đi, sự cần thiết calcium càng cao để đáp ứng nhu cầu hình thành bộ xương cho thai nhi. Trong thời kì tiết sữa, phụ nữ cần bổ sung calcium để duy trì và sản xuất lượng sữa cần thiết cho con
Trong thời gian mang thai và tiết sữa, phụ nữ thường bị mất khoảng 2 đến 5% mật độ xương trong người, nhưng sau đó lượng xương mất này sẽ được phục hồi [11]. Có nhiều phụ nữ ở các nước đang phát triển có triệu chứng loãng xương, thậm chí gãy xương, trong thời kì mang thai và tiết sữa vì mất xương. Do đó, duy trì lượng calcium cần thiết trong thời kì này rất quan trọng để chống lại nguy cơ mất xương và gãy xương [11].
Đối với các phụ nữ sau thời kì mãn kinh, khả năng hấp thụ calcium từ ruột và thận bị suy giảm vì mất kích thích tố. Tình trạng này dẫn đến một “cơ chế bồi thường”: cơ thểtiết ra hormone tuyến cận giáp (parathyroid hormone) để duy trì lượng calcium trong máu ở mức độ bình thường. Nhưng cơ chế này dẫn đến tình trạng mất xương. Do đó, đểphòng chống tình trạng này, phụ nữ cần tiếp nhận khoảng 1000 mg calcium hàng ngày. Tính trung bình, 1000 mg tương đương với 3 – 4 li sữa tươi mỗi ngày.
Đối với nhiều phụ nữ trong độ tuổi trung niên, lượng calcium tiếp thu qua nguồn thức ăn uống còn quá thấp (chỉ 30 đến 60%) so với lượng calcium cần thiết, có lẽ do tiết thực, không thích dùng thực phẩm động vật và tránh chất béo, hay trong một số người, dịứng với sữa bò. Trong các trường hợp này, bổ sung calcium là một điều cần thiết đểphòng chống mất xương trong những năm sau mãn kinh. Bảng 1. Lượng calcium đề nghị nên tiếp nhận hàng ngày
Bảng 1. Lượng calcium đề nghị nên tiếp nhận hàng ngày
Nhóm Độ tuổi Lượng calcium cần thiết hàng ngày
Trẻ em còn bú sữa mẹ Mới sinh đến 6 tháng 300 mg
Trẻ em bú sữa bình Mới sinh đến 6 tháng 500 mg
Trẻ em 1 – 3 tuổi 700 mg 4 – 7 tuổi 900 mg
Nữ trong tuổi vị thành niên 8 – 11 tuổi 900 mg 12 – 15 tuổi 1000 mg 16 – 18 tuổi 800 mg
Phụ nữ 19 – 54 tuổi 800 mg 54+ tuổi 1000 mg
Phụ nữ có mang 1100 - 1200 mg
Nam thiếu niên 8 – 11 tuổi 800 mg 12 – 15 tuổi 1200 mg 16 – 18 tuổi 1000 mg
Đàn ông 19 – 64 tuổi 800 mg 64+ tuổi 800 mg
Trích tài liệu: National Health and Medical Research Council. Recommended dietary intakes for use in Australia. 1991 Canberra, AGPS.
Ngoài tác dụng làm giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương, calcium còn làm giảm cao huyết áp, và giảm chất béo trong cơ thể. Về mối liên hệ giữa calcium và chất béo, có hai cơ chế mà calcium có thể làm giảm chất béo trong cơ thể. Khi ăn uống có nhiều chất calcium, hệ quả là nó khống chế vitamin D [12], và qua đó làm giảm lượng calcium trong các tế bào béo (adipocytes) [13]. Theo nghiên cứu, tiếp thu 600 mg calcium hàng ngày trong vòng một năm có thể làm giảm cân đến 4,9 kg [12]. Nhưng quá trình này cũng nảy sinh một nguy cơ khác, đó là nồng độ calcium cao có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến [14], mặc dù có nghiên cứu cho thấy mối nguy cơ này không đáng kể [15].
Một cơ chế khác là calcium làm suy giảm khả năng hấp thụ chất béo [16]. Trong nhiều trường hợp, giảm chất béo là một “cứu cánh”, nhưng trong các trường hợp khác, nó cũng có nghĩa là giảm năng lượng cho cơ thể!
Vai trò chất đệm. Đối với những người ăn chất đạm động vật nhiều, calcium đóng vai trò quan trọng trong việc cân đối hệ thống nội tiết. Cơ thể con người lúc nào cũng duy trì một lượng calcium trong máu gần như bất định, và một khi trong máu thiếu calcium, hệ thống nội tiết sẽ tìm cách “rút” calcium từ xương, và hệ quả của qui trình sinh học này là cho xương bị mất dần, dẫn đến loãng xương. Những người ăn chất đạm động vật nhiều có thể dẫn đến tình trạng nhiễm axít (acidosis), tức là tăng nhu cầu chất đệm cho máu, và điều này có nghĩa là calcium bị bài tiết ra nhiều hơn là lượng thu nhập vào [17]. Thành ra, tiếp thu calcium đầy đủ sẽ ngăn ngừa ảnh hưởng này xảy ra. Giới y tế đề nghị cứ ăn 50 g chất đạm, nên tiếp thu khoảng 1 g calcium.
Calcium và cao huyết áp. Cao huyết áp là bệnh tương đối phổ biến trong người cao tuổi, nhất là ở Việt Nam. Nhiều nghiên cứu cho thấy calcium có thể làm giảm nguy cơ cao huyết áp. Người có lượng calcium đầy đủ có nguy cơ cao huyết áp thấp hơn người thiếu calcium [18].
Nguồn calcium
Nhiều loại thực phẩm chứa calcium, trong đó sữa tươi, sữa chua (yogurt), phó mát chứa khoảng 300 mg cho mỗi phần ăn. Một số rau xanh như bông cải xanh, cải xoăn, mù tạc xanh, cải bẹ, rau muống, v.v… là những nguồn giàu calcium. Cá hồi, cá mòi, sò, v.v… cũng chứa nhiều calcium. Thức uống chứa nhiều calcium gồm có nước cam, nước táo, và các nước trái cây hiện đang có tại Việt Nam như nước yến, nước thơm (khóm), và nước dừa tươi.
Ngoài ra, các công ti dược cũng sản xuất calcium dưới hình thức thuốc viên. Mỗi viên calcium có thể chứa từ 500 mg đến 1200 mg. Nói chung, hầu hết các loại calcium sản xuất từ nhà máy dược thường không đắt tiền và rất tiện lợi cho những ai không uống được sữa tươi hay phó mát.
http://www.ykhoa.net – GS NGUYỄN VĂN TUẤN
Hấp thụ calcium (calcium absorption) Một khía cạnh quan trọng của calcium là khả năng hấp thụ calcium của cơ thể còn tùy thuộc vào từng cá nhân. Nói chung chỉ khoảng 20 đến 30% calcium tiếp thu qua đường thức ăn được cơ thể hấp thụ và chuyển hóa, phần lớn còn lại tiết ra đường tiêu hóa. Mức độ hấp thụ calcium của cơ thể tùy thuộc vào lượng thức ăn chất sợi, và khả năng oxy hóa của ruột.
Tóm lược và kết luận
Tóm lại, calcium là một chất khoáng rất quan trọng không chỉ đối với xương mà còn là đối với việc điều hóa hệ thống nội tiết của cơ thể con người. Đối với xương, giới chuyên gia đều nhất trí rằng calcium (và vitamin D) là nền tảng cho việc điều trị và phòng chống loãng xương.
Nhiều nghiên cứu qui mô trong vòng 20 năm qua cho thấy bổ sung calcium (1000–1200 mg hàng ngày) có hiệu quả làm giảm tình trạng mất xương sau thời kì mãn kinh và giảm nguy cơ gãy xương. Tất cả (hay gần như tất cả) các nghiên cứu lâm sàng thử nghiệm hiệu quả của các thuốc như
ABSORBABLE CALCIUM 1200MG PLUS VITAMIN D3 1000 IU đều phải sử dụng calcium và vitamin D. Calcium khi dùng chung với các thuốc trong người cao tuổi có thể nâng cao mức độ hiệu nghiệm của việc điều trị chống loãng xương.
Vì thế, ở các nước Âu Mĩ, người ta khuyến khích dân chúng nên ăn uống sao cho cơ thể tiếp nhận từ 1000 đến 1500 mg hàng ngày (xem bảng chỉ dẫn trên). Nhưng trong thực tế, người Âu Mĩ chỉ tiếp nhận khoảng 700-800 mg hàng ngày [18]. Ở nước ta, chưa có số liệu chính thức về tình trạng calcium, nhưng tình trạng suy dinh dưỡng và vi dinh dưỡng trong trẻ em có xu hướng trầm trọng [19]. Do đó, cũng có thể suy luận rằng tình trạng thiếu calcium trong dân số ở nước ta cũng không khác gì, nếu không muốn nói là trầm trọng hơn, các nước Âu Mĩ.
Trong tất cả các phương tiện điều trị loãng xương, calcium là phương tiện đơn giản nhất và rẻ tiền nhất. Trong điều kiện kinh tế còn ít nhiều khăn đối với phần đông dân số trong nước, tăng cường hay bổ sung calcium nên được xem là một biện pháp thực tế nhất để phòng chống loãng xương và gãy xương trên qui mô cả nước.
Sưu tầm http://www.ykhoa.net – GS NGUYỄN VĂN TUẤN